Chọn một tên miền tương tự như chọn một tên Công ty – nó đòi hỏi rất nhiều suy nghĩ và cân nhắc. Tên miền chính là danh tính của doanh nghiệp trên mạng Internet. Tuy khái niệm này rất quan trọng trong việc xây dựng website tuy nhiên chưa nhiều người hiểu rõ tên miền là gì? – Domain là gì? và những tips tricks biến tên miền của bạn trở nên độc đáo hơn.
Domain – Tên miền là gì?
Tên miền hay còn gọi là Domain được hiểu là tên của một website hoạt động trên internet, nó đóng vai trò là một địa chỉ vật lý. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn nó giống như địa chỉ nhà hay địa chỉ zip code. Có thể bạn chưa biết ban đầu máy tính sử dụng địa chỉ IP là một chuỗi dãy số để truy cập vào một website nào đó. Tuy nhiên những dãy số địa chỉ IP này rất khó để chúng ta nhớ được. Chính vì vậy tên miền (domain) được ra đời nhằm thay thế những dãy địa chỉ IP khó nhớ này.
Ví dụ: kenh14.vn, soha.vn, cafef.vn, cafebiz.vn là những tên miền của các trang báo lớn tại Việt Nam. Khi một cá nhân hoặc công ty đăng ký và mua tên miền họ có thể chỉ định server nào mà tên miền trỏ tới.
Các hoạt động đăng ký tên miền có sự giám sát bởi tổ chức được gọi là ICANN (tìm hiểu thêm về ICANN tại đây) được viết tắt bởi từ (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers). ICANN quản lý việc các tên miền có thể đăng ký và chứa trung tâm cơ sở dữ liệu tên miền trỏ tới đâu.
Tên miền hoạt động như thế nào?
Như chúng ta đã biết thì tên miền chính là đường tắt đi đến server host website của bạn. Một tên miền giống như địa chỉ nhà vì đó là nơi người dùng có thể tìm cho bạn trên world wide web. Đó là lý do tại sao thanh nhập chữ trên trình duyệt web là thanh địa chỉ. Nếu một tên miền giống như địa chỉ thì hosting chứa website sẽ như một tòa nhà. Khi bạn tạo website, bạn đặt tên miền trỏ đến máy chủ để mọi người muốn tìm trang web của bạn có thể nhập tên miền và nó sẽ đưa họ đến đó. Nếu không có tên miền, khách truy cập sẽ phải nhập địa chỉ IP của máy chủ.
Hiện nay, các website bạn truy cập đều phải sử dụng tên miền. Ví dụ Admicro.vn là tên miền. Ngoài ra, tên miền cũng có thể chuyển hướng, tức là người dùng truy cập vào một tên miền thì họ có thể sẽ được đưa tới tên miền khác. Ví dụ khi bạn nhập fb.com thì bạn sẽ được chuyển tới địa chỉ facebook.com.
Cách đăng ký domain là gì?
Hiện nay, nếu muốn đăng ký domain thì bạn cần phải qua các nhà cung cấp. Và đầu tiên bạn cần kiểm tra tên miền xem còn trống hay không, nếu trống bạn mới có thể đăng ký được. Thông thường, các nhà đăng ký đều cho phép bạn kiểm tra tính khả dụng của tên miền. Sau khi tên miền khả dụng, bạn chỉ cần thanh toán và mua tên miền đó. Một số nhà cung cấp hiện nay có thể kể tới như hostinger, batbao, inet, netnam,…
Những đặc điểm của Domain – tên miền là gì?
Dưới đây sẽ là những đặc điểm chính mà một tên miền (Domain) cần có:
- Tên miền (domain) không được vượt quá 63 ký tự đã bao gồm cả đuôi .net, .com, .info, .org…
- Tên miền chỉ được bao gồm các ký tự a-z, 0-9, các dấu “-“. Đối với khoảng trắng và những ký tự đặc biệt khác đều không được chấp nhận.
- Không được bắt đầu hoặc kết thúc tên miền với ký tự “-“
- Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hoặc http://www
Subdomain nghĩa là gì?
Subdomain cũng là một dạng tên miền mà chúng ta thường gặp. Để hiểu rõ hơn về subdomain bạn có thể tham khảo bài viết:Subdomain là gìtrên web3a.vn
Tên miền thứ cấp là gì?
Tên miền thứ cấp (cấp 2) là loại tên miền có cấp bậc thấp hơn top-level domain name. Cụ thể bạn có thể thấy những tên miền dạng: .gov.uk, .co.uk, .edu.vn, .ac.uk…
Sự khác nhau giữa trỏ tên miền và chuyển tên miền là gì?
Chuyển tên miền là gì?
Chuyển tên miền hay còn gọi là Transfer Domain, đây là thao tác chuyển quyền quản lý giữa các nhà cung cấp. Thông thường khi chuyển tên miền sẽ cần thanh toán phí chuyển tên miền và thanh toán thêm một năm.
Trỏ tên miền là gì?
Trỏ tên miền tới hosting hay Point domain to a host là tha otasc bạn truy cập vào phần quản lý tên miền ở nhà đăng ký hiện tại sau đó cập nhật bản ghi để tên miền sử dụng dịch vụ hosting nào đó và thường là web hosting.
Tóm lại, khi bạn có sẵn tên miền và muốn mua hosting của nhà cung cấp khác thì bạn cần trỏ tên miền của mình tới hosting đó. CÒn khi bạn cần quản lý chung tên miền và hosting thì mới cần chuyển tên miền.
Ý nghĩa của những đuôi tên miền phổ biến
Mỗi một đuôi tên miền đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện website đó thuộc thể loại gì cụ thể:
- .com: Được viết tắt bởicommercialmang ý nghĩa là thương mại là phần mở rộng tên miền phổ biến nhất hiện nay. Nó phù hợp cho các website bán hàng, kinh doanh, thương mại điện tử…
- .net: Được viết bởi từ “network” mang ý nghĩa mạng lưới. Loại tên miền này thường được các công ty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet, kinh doanh website…
- .org: Được viết tắt bởi từ “organization” được hiểu là tổ chức dạng phần mở rộng này thường được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức liên kết thương mại
- .biz: Là phần mở rộng thường được áp dụng cho các trang web có quy mô nhỏ, các trang thương mại điện tử của các cửa hàng nhỏ hay các website về âm nhạc, phim…
- .info: Được viết tắt bởi từinfomationmang ý nghĩa là thông tin được đặt cho các trang web tài nguyên
- .gov: Là phần mở rộng chỉ dành cho các website thuộc cơ quan chính phủ
- .edu: Là phần mở rộng cho các cơ quan giáo dục, trường học…
Ngoài ra hiện nay có khá nhiều các phần mở rộng mới như:
DNS là từ viết tắt của cụm từ Domain Name System, đây là hệ thống phân giải tên miền, cho phép thiết lập liên kết giữa tên miền và một IP của máy chủ giúp cho người truy cập chỉ cần nhớ tên miền mà không cần quan tâm địa chỉ IP. Đây được xem như danh bạ điện thoại trên internet. Ví dụ, khi bạn gõ duavang.net trên trình duyệt thì hệ thống DNS sẽ chuyển địa chỉ này thành địa chỉ IP nơi mà website của bạn được host.
Việc quản lý DNS và cấu hình chính xác DNS sẽ giúp tên miền hoạt động với host và đây là điều tất cả những nhà quản trị web đều làm thường xuyên.
Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về tên miền là gì? – Domain là gì? Cũng như những lưu ý khi lựa chọn một tên miền. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với bạn đọc đang muốn tìm hiểu về tên miền.
Bình luận bài viết