Web3A - Đỉnh Cao WEB Chuẩn SEO
Vì Sao Từ Khóa SEO Của Bạn Bị Rớt Hạng?

Vì Sao Từ Khóa SEO Của Bạn Bị Rớt Hạng?

07/08/2022
Các từ khóa của bạn đang có thứ hạng rất tốt và bỗng dưng một ngày đẹp trời bạn nhận thấy traffic của website tụt giảm nghiêm trọng, kiểm tra từ khóa bạn phát hoảng khi đa số không còn ở thứ hạng cao nữa. Bạn nghĩ đến viễn cảnh website của bạn đang bị trừng phạt bởi google nhưng bạn đã làm gì sai? Thật ra không phải chỉ có bị phạt từ khóa mới rớt hạng mà còn có rất rất nhiều những nguyên nhân khác nữa. Bài viết này WEB3A.VN sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm về những nguyên nhân khiến từ khóa SEO bị rớt hạng.

tu-khoa-tut-hang-trong-seo

Trước hết, hãy bình tĩnh!

Đừng hoảng sợ, đây chỉ là một phần trong SEO. Tin tốt là bạn không cần quá lo lắng. Có thể công cụ theo dõi thứ hạng đang gặp lỗi hoặc Google đang điều chỉnh thuật toán. Kiểm tra lại vào ngày hôm sau, và thường mọi thứ sẽ trở lại bình thường như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Nhưng phải làm sao khi dù đã kiểm tra nhiều lần, thứ hạng vẫn không tăng trở lại. Hoặc bạn vẫn muốn mọi thứ ổn định theo trật tự vốn có? Lần lượt kiểm tra qua các nguyên nhân bên dưới.

Thứ hạng của từ khóa trên Google có thật sự giảm?

SEO

Từ khóa SEO đã bị rớt hạng hay chỉ là công cụ theo dõi thứ hạng có trục trặc?

Lần lượt kiểm tra bảng xếp hạng của trang web thông qua phần mềm hay công cụ kiểm tra (Rank Tracker) và tài khoản Twitter, để xem xét có bất thường nào xảy ra. Những phần mềm này và Google thường chơi trò mèo vờn chuột. Ấy là khi Google cập nhật các thuật toán và thay đổi trang kết quả tìm kiếm, những rank tracker cũng vì thế phải cập nhật theo. Cho đến khi quá trình cập nhật hoàn tất, thứ hạng mà họ báo cáo cho bạn đôi khi bị tắt.

Khi đó, hãy kiểm tra những số liệu phân tích trang web và Google Search Console (mở một tab khác) để xác thực liệu vị trí xếp hạng trên Google và lưu lượng truy cập miễn phí đã giảm xuống hay không.

Những nguyên nhân khiến từ khóa SEO bị tụt top, rớt hạng

dich-vu-SEO

1. Xây dựng liên kết spam, quá nhanh và không liên quan

Một câu nói kinh điển trong giới làm SEO đó là “Content is King, Backlink is Queen” cho thấy vai trò của backlink không hề nhỏ trong SEO cho dù nội dung của bạn tốt cỡ nào đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu được các liên kết. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được bản chất của nó và cho rằng càng “bơm” càng nhiều link về website thì thứ hạng từ khóa sẽ càng lên cao, nếu bạn đang có suy nghĩ như vậy thì nên gạt bỏ nó ngay đi.

Hiện nay cỗ máy tìm kiếm Google được trang bị rất nhiều thuật toán và đang dần trở nên cực kỳ thông minh vì thế mọi thủ thuật qua mặt đều bị “thủ tiêu”.

Bạn không thể nào lên top 1 nếu như vẫn áp dụng những kiến thức cũ rích từ nhiều năm về trước, hãy cố gắng cập nhật thêm nhiều thứ mới mẻ hơn nữa từ các pro trong lĩnh SEO để phục vụ công việc hiệu quả hơn.

backlink-la-gi

Trở lại với vấn đề backlink, đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến từ khóa bị rớt hạng khi SEO website, nhiều SEOer tìm kiếm backlink bằng cách đặt nhiều liên kết từ diễn đàn chỉ cần forum nào có thể đặt được backlink là đặt, không cần biết có liên quan nội dung website của mình hay không mà không biết rằng thuật toán Google Peguin đang chực chờ để “trảm”.

Cho tới khi từ khóa SEO của họ dần dần bị rớt hạng, họ mới nhận ra rằng backlink số lượng lớn không giúp cải thiện vị trí mà ngược lại còn phản tác dụng, sau một thời gian làm việc cật lực để loại bỏ những liên kết kém chất lượng, không liên quan… thì từ khóa đã dần quay lại vị trí ban đầu.

Lọc website để đặt backlink là rất quan trọng, bạn có thể dùng các công cụ Seoquake, Mozbar để tham khảo chỉ số như:

  • PA, DA > 30.
  • Linkout < 20.
  • Age (Tuổi thọ tên miền) càng lâu càng tốt.
  • Spam Score < 3%.
  • Dùng lệnh: forum+từ khóa để tìm kiếm trang web liên quan.
Thay vì đi săn backlink đầy rủi ro ngoài kia, bạn cũng có thể tạo ra những backlink nội bộ có sự liên kết chặt chẽ giữa các nội dung, điều này cũng rất tốt cho SEO, khả năng đẩy top là hoàn toàn có thể.

2. Nội dung không phải do bạn tạo ra

Trước kia chúng ta thường thấy trình trạng copy sao chép bài viết hoặc xào xáo lại nội dung khá phổ biến.

Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, nếu bạn vẫn còn làm điều này thì hãy stop lại đi.

Đối với người đọc mà nói họ sẽ chẳng thể nào muốn đọc một bài mà họ đã từng đọc rồi, còn với bot của Google tất nhiên cũng vậy, content tươi mới, duy nhất luôn luôn sẽ được ưu ái hơn rất nhiều so với những nội dung trùng lặp.

Google không thích việc copy, nếu bạn nhiều lần làm những gì Google “ghét” thì chắc chắc sẽ bị Google cho vào danh sách đen, khi đó công việc làm SEO của bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, không chỉ nội dung copy mà cả các nội dung khác do bạn tự tạo ra cũng bị ảnh hưởng, sẽ rất khó lấy lại thiện cảm từ Google, mất rất nhiều thời gian để xóa dấu vết.Thế nên từ bây giờ hãy học hỏi, trau dồi kiến thức để có thể tự sáng tạo ra những nội dung chất lượng.

3. Tốc độ load website chậm, bị mã độc

Đây cũng là một nguyên nhân khiến từ khóa rớt hạng mà nhiều trang web gặp phải. Việc chưa tối ưu hóa code, bị hacker chèn mã độc hoặc đặt quá nhiều banner quảng cáo làm cho thời gian tải bị chậm lại độc giả của bạn sẽ bỏ đi ngay lập tức và họ không muốn quay trở lại, Google sẽ đánh giá không tốt về điều này và Google sẽ cho bạn xuống dưới để đưa web khác lên trên.

4. Website không hỗ trợ Responsive

Vừa qua Google đã cho ra đời thuật toán đánh rớt hạng những website không được thiết kế hiển thị trên các thiết bị khác nhau đặc biệt là trên điện thoại, máy tính bảng những người làm SEO cần chú ý đến điều này hãy cải thiện bằng cách thuê một đơn vị chuyên làm web để hỗ trợ.

Lời kết

Đưa từ khóa lên top là cả một quá trình mất nhiều thời gian, công sức và để có thể sống được với Google bạn hãy tuân thủ mọi luật lệ mà Google đưa ra, cố gắng tạo ra những nội dung sáng tạo hấp dẫn hữu ích cho độc giả, đừng bao giờ dùng thủ thuật để lách luật cho dù có lên top được thì một thời gian cũng bị đánh tụt mà thôi. Vì thế là một người mới hoặc đã làm SEO lâu năm cần phải tìm hiểu thông tin và bổ sung kiến thức liên tục để thích nghi với mọi thuật toán của Google. Chúc bạn thành công!

Nên SEO Từ Khóa Có Dấu Hay Không Dấu?
Meta Description Là Gì? Cách Viết Meta Description Chuẩn SEO TOP 1

Bình luận bài viết