Bạn nghĩ rằng website của mình không bao giờ bị tấn công nhưng thực tế bất kỳ web nào cũng đều có nguy cơ bị xâm phạm. Bằng chứng cho thấy cứ 5 người lại có 1 người sử dụng web là nạn nhân của tội phạm mạng, điều này không chỉ gây bất tiện cho người dùng mà còn khiến các doanh nghiệp thiệt hại về doanh thu. Vậy Bảo mật website – Vì sao quan trọng và bảo mật như thế nào? Cùng tham khảo ngay 10 cách dưới đây.
1. Vì sao bảo mật website quan trọng?
Bạn hãy tự trang bị cho mình những kiến thức về bảo mật
website cho dù bạn có kinh doanh bất cứ cái gì nếu không thiệt hại vô cùng lớn
bởi theo thống kê gần đây nhất cứ 45 phút trôi qua lại có một web bị hack gây
ra nhiều thiệt hại cho người dùng và cả doanh nghiệp. Cụ thể những rủi ro ở đây
là gì? Dưới đây sẽ là 6 rủi ro nếu như website của bạn không được bảo mật.
- Nếu website của bạn không được bảo mật thì Hacker có thể ghé thăm web của bạn bất cứ lúc nào để ăn cắp các thông tin khách hàng như tên, địa chỉ email, ăn cắp thẻ tín dụng và các thông tin giao dịch khác.
- Lấy thông tin về doanh nghiệp, thậm chí chiến lược kinh doanh của công ty
- Làm gián đoạn hoạt động của website
- Ảnh hưởng đến thứ hạng trên google : Web bị nhiễm virus thì google không thể cho hiển thị trên kết quả tìm kiếm
- Ảnh hưởng đến uy tín của công ty: Website không hoạt động được hoặc báo virus làm giảm lòng tin từ khách hàng
2. 10 cách bảo mật website tốt nhất?
2.1 Thường xuyên cập nhật phần mềm ứng dụng web
Bạn phải luôn cập nhật các phần mềm website áp dụng cho bất
kỳ phần mềm nào đang chạy trên website bao gồm diễn đàn và CMS bởi nếu có các lỗ
hổng từ những phần mềm ứng dụng thì ngay lập tức hacker sẽ chớp thời cơ và
nhanh chóng tấn công web của bạn để lấy cắp thông tin khách hàng, thông tin
doanh nghiệp…
Các CMS như WordPress, Umbraco sẽ thông báo về những bản cập nhật hệ thống hiện có trong mỗi lần đăng nhập. Đa số các nhà cung cấp sản phẩm đều có một danh sách gửi thư thông báo nêu rõ bất kỳ vấn đề về bảo mật website liên quan.
2.2 Bảo mật SQL injection
SQL Injection thường không được mã hoá chính xác vì vậy
hacker tận dụng các điểm yếu này để tấn công, phá hoại rất dễ dàng. Chỉ cần một
điểm yếu trong source code website có thể tiết lộ quyền truy cập root của các
máy chủ web từ đó hacker có thể tấn công sang các máy chủ khác
Cơ sở dữ liệu sử dụng SQL gồm MS SQL Server, MySQL, Access,
Oracle.., khi SQL injection bị tấn công thì các cơ sở dữ liệu này cũng bị phải
chịu cuộc tấn công.
Cách khắc phục: Thường xuyên cập nhật lỗi của tất cả các máy chủ, ứng dụng và dịch vụ rồi sản xuất và sử dụng tốt source code đồng thời kiểm tra thử source code trang web không cho phép tồn tại các lệnh SQL có dấu hiệu bất thường.
2.3 Bảo mật website với XSS
Tấn công XSS hay còn gọi là tấn công JavaScript độc vào
website rồi chạy trong trình duyệt của người dùng có thể thay đổi nội dung web
hoặc lấy thông tin để gửi lại cho hacker.
Hiện nay các website được xây dựng chủ yếu từ nội dung người
dùng, nhiều trường hợp tạo ra HTML, sau đó được xử lý front-end như Angular và
Ember. Các framework này cung cấp nhiều sự bảo vệ XSS nhưng lại kết hợp liên lạc
giữa truy cập của khách hàng và máy chủ vì vậy có thể tạo ra các lỗ hổng để
hacker tấn công.
Chìa khoá ở đây là tập trung vào nội dung người dùng tạo ra có thể thoát khỏi giới hạn mà bạn mong đợi và được trình duyệt hiểu như là khía cạnh khác, tương tự như bảo vệ chống lại SQL injection. Khi tự động tạo ra HTML, sử dụng các hàm rõ ràng để thực hiện các thay đổi bạn tìm kiếm.
2.4 Bảo mật với các thông báo lỗi website
Lời khuyên ở đây là chỉ nên cung cấp những lỗi tối thiểu cho người dùng để tránh bị rò rỉ thông tin trên máy chủ của bạn. Ngoài ra không nên cung cấp đầy đủ các chi tiết ngoại lệ vì những điều này có thể làm cho các cuộc tấn công phức tạp như SQL injection trở nên phức tạp.
2.5 Phê duyệt / xác nhận hợp lệ bảo mật website phía máy chủ
Phải luôn xác nhận thực hiện cả trên máy chủ cả trên trình duyệt, trình duyệt bắt các lỗi đơn giản như khi nhập văn bản vào các trường số hoặc không được bỏ trống. Bạn phải đảm bảo kiểm tra xác nhận nếu không mã độc có thể chèn vào cơ sở dữ liệu gây ra các hiệu quả nghiêm trọng
2.6 Cài mật khẩu có độ bảo mật cao
Bạn nên cài đặt mật khẩu đủ mạnh cho quản trị website và máy chủ. Mật khẩu tốt cho người dùng để đảm bảo tính bảo mật thông tin của khách hàng. Ví dụ tối thiệu 8 ký tự bao gồm: một chữ cái viết hoa, 2 chữ số…. giúp bảo vệ thông tin của khách hàng được an toàn hơn.
2.7 Xét duyệt việc tải tập tin lên website
Kể cả khi chỉ cần một thao tác nhỏ là thay đổi avatar thì
cũng cho phép người dùng tải tệp lên web của bạn để có nguy cơ ảnh hưởng tới bảo
mật website.
Nếu bạn cho phép người dùng tải lên hình ảnh thì bạn không thể dựa vào đuôi mở rộng của ảnh để xác minh rằng tệp đó là hình ảnh vì chúng rất dễ bị giả mạo. Kể cả việc mở tập tin kiểm tra kích thước cũng không phải là bằng chứng đầy đủ, hầu hết các định dạng ảnh cho phép lưu trữ một phần miêu tả có thể chứa source code được thực hiện bởi máy chủ
2.8 Bảo mật với HTTPS
HTTPS là viết tắt của Hypertext Transfer Protocol Secure.
HTTPS đảm bảo với người dùng là họ đang tương tác với máy chủ và không ai khác
có thể chặn hoặc thay đổi nội dung mà khách hàng đang xem. Đây là một giao thức
được sử dụng để cung cấp bảo mật qua Internet.
Nếu người dùng muốn riêng tư bất cứ thứ gì thì việc sử dụng HTTPS là việc cần thiết. HTTPS phát huy trong trường hợp một form đăng nhập thường sẽ được thiết lập cookie được gửi cùng với mọi yêu cầu khác đến website của bạn mà người dùng đăng nhập và được sử dụng để xác thực các yêu cầu đó. Bạn chỉ cần bật HTTPS và các công cụ công cộng khác để tự động thiết lập điều này cho bạn.
2.9 Quét virus và sao lưu (back up) dữ liệu thường xuyên
Quét virus là một công việc cần thiết và thường xuyên để đảm
bảo an toàn và bảo mật cho website của bạn. Quét virus giúp web của bạn hoạt động
nhanh hơn ngoài ra còn nhanh chóng phát hiện và loại bỏ những mã độc do hacker
cài vào, cách hoạt động cũng tương tự như các phần mềm diệt virus khác, mục
đích là nhanh chóng phát hiện ra lỗ hỏng và gợi ý cách khắc phục cho người
dùng.
Back up dữ liệu thường xuyên còn giúp cho hacker khó khăn trong việc truy cập vào. Ngoài ra còn giúp dữ liệu được lưu trữ an toàn. Bạn có thể back up dữ liệu theo tuần, theo tháng. Nó hoàn toàn không mất quá nhiều thời gian của bạn chỉ cần vài phút bạn có thể yên tâm và đảm bảo tính an toàn cho website của mình
2.10 Giới hạn IP truy cập và giới hạn phân quyền đăng nhập
Giới hạn IP và quyền truy cập vào website là một trong những
cách thông minh để bảo mật web. Nếu website có quá nhiều tài khoản thì hacker sẽ
theo dõi và hack tài khoản nào mà có bảo mật kém an toàn dẫn đến việc mất dữ liệu
xảy ra. Trường hợp xấu web đang hoạt động tốt sẽ bị vi phạm chính sách, điều
khoản của Google dẫn đến việc trang website này sẽ vĩnh viễn biến mất trên
Google.
Rõ ràng việc bảo mật web ngày càng quan trọng khi internet
đang phát triển như vũ bão. Nắm bắt được điều này chúng tôi đã tổng hợp những
cách Bảo mật website – Vì sao quan trọng và bảo mật như thế nào? Hy vọng qua
bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm các thông tin hữu ích về bảo mật website từ
đó có những biện pháp phòng ngừa tránh những rủi ro không móng muốn. Chúc các bạn
thành công.
Nếu bạn đang có dự định thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, đừng ngần ngại hãy click vào “ Web3A.vn “. Bạn sẽ có 15 ngày trải nghiệm bán hàng trên website miễn phí cùng với những giao diện dẫn đầu xu hướng thiết kế website 2022 tại Web3A.vn .
>>> Có thể bạn quan tâm:
Bình luận bài viết