130
COVID-19 đang tiếp tục có những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Số người nhiễm càng tăng lên tỉ lệ thuận với khó khăn cho các doanh nghiệp cũng ngày càng nhiều hơn. Việc lựa chọn, thay đổi phương thức kinh doanh cho phù hợp đang là thách thức lớn cho doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược marketing thời covid như thế nào?
1. COVID-19 ảnh hưởng không chừa một ai
Bên cạnh số lượng người nhiễm tăng lên từng ngày. Chính phủ liên tục khuyến cáo người dân hạn chế ra đường và đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên. Thì các doanh nghiệp và người lao động cũng ở trong tình trạng lao đao và gánh chịu ảnh hưởng rất lớn.
Các nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chắc chắn là ngành du lịch, hàng không, bán lẻ, và ngành dịch vụ nói chung. Tuy nhiên cũng có những ngành đạt được mức tăng trưởng vượt bậc trong mùa dịch, có thể kể đến như: ngành dược phẩm, sản phẩm chức năng, ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG, ứng dụng trực tuyến, thương mại điện tử, game online, nền tảng video, giao hàng…
Đi cùng với tình hình biến động của thị trường chính là sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Dễ nhận thấy các biện pháp hạn chế di chuyển, làm việc online tại nhà cũng như tình hình dịch bệnh ngày một phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến các thói quen hằng ngày của người dân như: Hạn chế nơi đông người, các hoạt động tại nhà như xem TV, giải trí trên internet (xem phim, video, game online…), gọi đồ ăn và mua sắm trực tuyến. Tăng dự trữ thực phẩm/ nhu yếu phẩm… được dành nhiều sự quan tâm hơn.
2. COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động marketing
Với tình hình kinh doanh không mấy khả quan, không ít doanh nghiệp đã phải cắt giảm ngân sách để duy trì hoạt động trong mùa dịch. Các hoạt động marketing theo đó mà cũng có sự điều chỉnh đáng kể.
Các loại hình marketing offline sẽ dần được chuyển sang online hoặc quảng cáo trên TV. Bảng hiệu (OOH), sự kiện, roadshow… là các hoạt động sẽ phải cắt giảm.
Với các kênh digital, tuy được chú trọng hơn, nhưng không tăng mà đang có xu hướng giảm dần của các hoạt động marketing online, tương ứng với đó là sự cắt giảm về ngân sách quảng cáo, đặc biệt ở các ngành du lịch, bán lẻ, dịch vụ giải trí… Các ngành cũng dè chừng hơn trong việc chi tiền quảng cáo với lo ngại hết hàng trong khi sản xuất đang đình trệ.
Các loại hình marketing offline sẽ dần được chuyển sang online hoặc quảng cáo trên TV. Bảng hiệu (OOH), sự kiện, roadshow… là các hoạt động sẽ phải cắt giảm.
Với các kênh digital, tuy được chú trọng hơn, nhưng không tăng mà đang có xu hướng giảm dần của các hoạt động marketing online, tương ứng với đó là sự cắt giảm về ngân sách quảng cáo, đặc biệt ở các ngành du lịch, bán lẻ, dịch vụ giải trí… Các ngành cũng dè chừng hơn trong việc chi tiền quảng cáo với lo ngại hết hàng trong khi sản xuất đang đình trệ.
3. Chiến lược marketing thời Covid của Doanh nghiệp bạn là gì?
3.1. Thay đổi thông điệp truyền thông
Đầu tiên, bạn cần xác định thay đổi nội dung thông điệp truyền thông.
- Thông báo về những thay đổi: Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách (mua hàng hay hoàn trả), thời gian hoạt động hay những ảnh hưởng tạm thời do dịch bệnh gây ra cũng cần được thông báo kịp thời đến cho khách hàng. Sự rõ ràng và kịp thời này là cơ sở để xây dựng niềm tin và sự hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp.
- Chọn cách truyền tải thông điệp phù hợp: Nếu doanh nghiệp hướng đến sự năng động, trẻ trung thì cũng nên lưu ý rằng trong tình hình căng thẳng mọi người đều đang hướng về dịch bệnh, doanh nghiệp cũng nên lựa chọn ngôn từ phù hợp khi đưa ra những thông điệp của mình. Content marketing tích cực, lạc quan, và thấu hiểu sẽ mang đến sự thiện cảm cho khách hàng.
- Lựa chọn kỹ nội dung cần truyền tải: Trong thời gian này cũng nên là sự kết hợp giữa tình hình hiện tại và hình ảnh của thương hiệu. Tùy vào ngành hàng, tính chất sản phẩm, lượng hàng tồn kho… mà các doanh nghiệp có thể chọn một định hướng nội dung phù hợp giữa việc tăng hình ảnh thương hiệu hay thúc đẩy doanh số. Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp thêm với một số chương trình ưu đãi để tăng động lực mua sắm online cho khách hàng; hoặc tận dụng cơ hội này quảng bá chương trình ưu đãi thành viên để mang đến những trải nghiệm tốt nhất.
- Thể hiện sự ủng hộ của doanh nghiệp: Đây là thời điểm để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội (CSR) như: đóng góp cho công tác chống dịch (mà không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến sản phẩm), hoặc gắn kết sản phẩm với các hoạt động tuyên truyền chống dịch). Tích cực thể hiện các hoạt động xã hội sẽ giúp thương hiệu được nhắc đến nhiều hơn thông qua earned media và tạo độ thiện cảm, tin cậy, và yêu thích cao hơn đối với khách hàng.
- Thay đổi hướng tiếp cận khách hàng: Thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng đã kéo theo sự khác biệt mà doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng.
Để thích ứng với sự thay đổi này, doanh nghiệp cần lắng nghe khách hàng nhiều hơn. Theo dõi hành trình của khách hàng và tìm hiểu mối quan tâm hiện tại của họ qua các công cụ social listening. Từ đó chọn phương pháp phù hợp để truyền tải câu chuyện thương hiệu đến khách hàng. Các doanh nghiệp có thể xem xét lại chiến lược của mình như chuyển trọng tâm vào các kênh online hiệu quả. Hoặc thay đổi nội dung để phù hợp với hoàn cảnh, điều chỉnh lại các chiến dịch quảng cáo hiện tại theo hướng tối ưu chi phí hơn.
3.2 Chuyển hướng vào các kênh marketing mới
Khi tất cả người dân đều ở trong nhà, mọi loại hình giải trí đều chuyển lên internet: điện thoại trở thành phương tiện giải trí chính; các ứng dụng chơi game, video, xem phim online và đa dạng các mạng xã hội là nơi mọi người truy cập hằng ngày.
Vì thế mà Social media và Content marketing đang dần trở thành một trong những kênh tiếp cận khách hàng được yêu thích. Hãy tập trung vào việc sáng tạo nội dung, thương hiệu của bạn sẽ không rơi vào tình cảnh “lạc lõng” để rồi bị lãng quên trong mùa cao điểm choáng ngợp thông tin như hiện nay.
Bên cạnh đó, E-mail marketing và các hoạt động CRM cũng là những kênh marketing hữu hiệu trong mùa dịch, mang đến cơ hội cho thương hiệu tương tác sâu hơn với khách hàng. Trong thời điểm mà lượng truy cập tự nhiên lẫn các quảng cáo trả phí đều đang giảm hiệu quả thì email marketing có vai trò như một lời nhắn gửi rằng thương hiệu vẫn đang hoạt động giữa đại dịch.
3.3. Các xu hướng nội dung mới
Chính vì thời gian người dùng online nhiều hơn mà chiến lược nội dung cũng cần đa dạng hơn và luôn được làm mới mình. Dù bạn có chọn định hướng nào cho kế hoạch marketing mùa dịch của mình thì cũng cần chú ý đến việc cập nhật tình hình dịch bệnh hiện tại sao cho hài hòa với thông điệp của sản phẩm/ thương hiệu. Và cũng đừng quên tận dụng các nội dung sẵn có, điều chỉnh lại với những định dạng mới và thông tin cập nhật hơn để tối ưu chi phí sản xuất nội dung trong thời điểm hiện tại.
COVID-19 vẫn đang phức tạp hơn theo từng ngày và chắc chắn chiến lược marketing mùa dịch phải luôn ứng biến và sẵn sàng cho những thay đổi tiếp theo.
Nếu cần hỗ trợ và tư vấn về các hoạt động Marketing cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay vớiCông Ty Cổ Phần Tập Đoàn Zila VietNamđể được hỗ trợ.
Bình luận bài viết