Với những người làm nội dung trên nền tảng website, chắc hẳn
không còn xa lạ gì với cái tên WordPress. Trong đó, Plugin là một tính năng thường
được đi kèm với WordPress và hay xuất hiện trong các bài viết hướng dẫn về nền
tảng này. Tuy vậy cũng có rất nhiều người chưa thể hiểu rõ Plugin là gì? Có thể
bạn đã từng một lần cài đặt Plugin thế nhưng lại không biết chắc công dụng của
nó có chức năng gì.
Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Plugin là gì cũng như các thông tin liên quan đến nó thì trong bài viết này, hãy cùng Web3A.vn tìm hiểu chi tiết về Plugin, cách cài đặt Plugin trên WordPress và tác dụng của Plugin đối với website nhé.
Plugin là gì?
Trước hết, phải hiểu Plugin là đoạn code được tạo ra để đưa (Plug) vào trong đoạn code gốc của WordPress website. Hiểu đơn giản, Plugin giống như tiện ích mở rộng của website, là công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của website trên WordPress. Trong đó, mỗi loại Plugin sẽ sở hữu một công dụng và chức năng riêng và nó được phát triển bởi bên thứ 3 (theo tiêu chuẩn công nghệ thông tin).
Tại sao cần cài đặt Plugin cho website WordPress?
Sau khi giải nghĩa Plugin là gì, có thể hiểu Plugin như một
sự bổ sung sức mạnh cho WordPress vậy. Thông thường, muốn bổ sung tính năng cho
website của mình thì bạn phải chỉnh sửa trực tiếp mã nguồn gốc của WordPress và
điều này không hề đơn giản chút nào, vừa tốn thời gian lại vừa đòi hỏi người
làm phải có kinh nghiệm về lập trình. Thay vào đó, Plugin là đoạn code đã được
viết sẵn, bạn chỉ cần tải chúng về về “chèn” chúng vào phần code gốc của
WordPress để sử dụng, cũng như dễ dàng gỡ bỏ khi không còn nhu cầu. Hơn nữa, số
lượng Plugin có sẵn hiện nay là nhiều vô kể, bạn có thể thoải mái lựa chọn
Plugin phù hợp với nhu cầu của mình và gắn vào trong website WordPress.
Nói đơn giản, bạn muốn website của mình sở hữu thật nhiều tính năng thú vị và tiện lợi cho khách truy cập thì không thể không cài đặt Plugin. Bạn muốn SEO cho website? Bạn cần Plugin. Bạn muốn tạo Popup trên website? Bạn cũng cần Plugin. Sử dụng Plugin một cách thông minh không chỉ giúp bạn cải thiện được tính năng và trải nghiệm cho website, nó còn giúp cải thiện hiệu suất làm việc của bạn, công việc giờ đây sẽ được xử lý nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Một số Plugin cho website WordPress không thể thiếu
Dù số lượng Plugin có hiện nay là rất nhiều và không thể đếm
được, tuy nhiên khi làm website thì bạn nên biết rõ Plugin là gì và sử dụng những
Plugin phổ biến sau:
- SEO Ultimate, SEO by Yoast: Khi làm website thì SEO là một trong những yếu tố rất quan trọng. SEO by Yoast được xem là một trong những Plugin hỗ trợ công việc SEO tốt nhất cho website hiện nay.
- TinyMCE Advanced: Đây là Plugin tổng hợp các công cụ soạn thảo văn bản cho website, rất hữu ích cho hoạt động viết bài và làm nội dung trên trang của bạn.
- kk Star Ratings: Là Plugin tạo ra đánh giá Sao cho bài viết, giúp tăng độ uy tín với công cụ tìm kiếm Google cũng như giúp người dùng tin tưởng vào bài viết hơn.
- Google XML Sitemaps: Đây là Plugin sơ đồ trang web, giúp người dùng và Google dễ dàng hoạt động trong website.
- RDFa Breadcrumb: Plugin này giúp tạo ra thẻ điều hướng trong giao diện người dùng, hỗ trợ thao tác người dùng trên website trở nên dễ dàng hơn.
Cách cài đặt Plugin trên WordPress
Hiểu được khái niệm Plugin là gì và các loại Plugin phổ biến nên cài đặt hiện nay rồi thì hãy cùng xem cách cài plugin cho wordpress như thế nào nhé. Để cài đặt Plugin trên WordPress có 3 cách khác nhau, tùy vào tình hình cũng như khả năng của bạn. Trong bài viết này, MarketingAI sẽ giới thiệu đến bạn đọc cả ba cách cài đặt Plugin.
Cách 1: Cài đặt trực tiếp từ thư viện Plugin của WordPress (WordPress directory)
Trước khi bắt đầu, bạn cần đăng nhập vào tài khoản
Administrator trên website WordPress. Kho Plugin lên tới gần 50,000 loại khác
nhau và chúng hoàn toàn miễn phí. Bạn chỉ cần truy cập vào địa chỉ:
https://wordpress.org/plugins/ hoặc tải trực tiếp qua CMS WordPress như hình dưới
đây:
Bạn có thể gõ vào thanh tìm kiếm từ khóa của Plugin mà bạn muốn tìm và kết quả sẽ hiển thị ở phần bên dưới. Giờ nhiệm vụ của bạn chỉ là nhấp vào nút Cài đặt (Install Now) kế bên Plugin là xong. Lưu ý rằng, Plugin mà bạn vừa cài đặt sẽ mặc định ở trạng thái vô hiệu. Vậy nên bạn cần phải kích hoạt thì Plugin đó mới đi vào hoạt động.
Cách 2: Cài đặt thủ công từ file Plugin
Dù WordPress directory là kho thư viện Plugin khổng lồ tuy
nhiên đó không phải nơi duy nhất để bạn tải Plugin. Có rất nhiều Plugin
directory khác ở trên mạng và chúng thường là premium, có nghĩa bạn phải trả
phí cho tác giả để có thể tải chúng về và sử dụng. Ví dụ như trang web
CodeCanyon có hơn 4,000 Plugin trả phí. Khác với cách 1, sau khi bạn tải Plugin
từ các nguồn khác thì chúng sẽ nằm trong máy tính của bạn dưới định dạng file
“.zip”.
Để cài đặt Plugin thì bạn cần tải nó lên WordPress của mình.
Đầu tiên, chuyển tới mục Plugins trên CMS WordPress và nhấn nút Add New. Chọn
Upload Plugin và lựa chọn file Plugin mà bạn vừa tải về.
Tương tự như cách 1, sau khi bạn cài đặt thì cần phải kích hoạt Plugin này để nó đi vào hoạt động.
Cách 3: Cài đặt Plugin bằng cách sử dụng FTP
Hiểu đơn giản, bạn sẽ tải lên toàn bộ Plugin qua FTP client. Tuy nhiên đây là cách phức tạp nhất vì bạn cần có kiến thức về sử dụng FTP. Bạn chỉ nên sử dụng cách này nếu không thể cài Plugin qua tài khoản Administrator trên CMS, hoặc do nhà cung cấp hosting của bạn giới hạn PHP upload size.
Những lưu ý khi cài đặt Plugin là gì?
Như đã giới thiệu ở trên, dù việc cài đặt Plugin không quá
phức tạp tuy nhiên bạn vẫn cần phải hiểu được Plugin là gì và lưu ý một vài điều
sau trước khi cài đặt bất kỳ Plugin nào:
- Nắm rõ được nhu cầu của website, từ đó tìm được Plugin phù hợp để cài đặt. Tránh việc cài hết Plugin để website sở hữu thật nhiều tính năng trong khi không cần thiết, việc này vừa gây mất thời gian cho bạn, vừa không mang lại nhiều hiệu quả, đôi khi còn gây “rối” cho website của bạn.
- Tìm các Plugin được khuyên dùng trên Internet. Dù bạn đã biết website của mình cần Plugin gì, tuy nhiên sẽ có rất nhiều Plugin khác nhau cùng sở hữu tính năng đó. Vậy nên hãy tìm hiểu để biết được Plugin nào có ích nhất trước khi cài đặt.
- Kiểm tra độ tương thích giữa Plugin và phiên bản của WordPress cũng như theme của bạn. Không phải Plugin nào cũng như nhau, sẽ có những cái không hỗ trợ phiên bản của WordPress bạn đang sử dụng (mới hơn hoặc cũ hơn). Đồng thời, nếu theme của bạn không hỗ trợ Plugin thì khi cài, website sẽ gặp lỗi nghiêm trọng nên cần hết sức lưu ý.
Tiện ích trên trình duyệt là gì?
Có một phần về Plugin mà chúng tôi chưa nhắc đến khi các bạn
tìm hiểu về Plugin là gì đó là tiện ích trên trình duyệt. Tiện ích hay plugin
trên trình duyệt cũng được xem như một phần mềm bổ sung các tính năng đặc biệt
giúp trải nghiệm người dùng được tăng lên. Hiện nay tiện ích trình duyệt sẽ được
chia làm 2 loại đó là:
Themes – Tiện ích chủ đề: Có thể thay đổi giao diện của
trình duyệt.
Extensions – Tiện ích mở rộng: Giúp bạn có thể thêm tính
năng đặc biệt cho trình duyệt.
Các plugin này đều được những nhà phát triển như Google hoặc những nhà phát triển khác đăng tải lên kho ứng dụng chung có tên Chrome Web Store để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và cài đặt cho trình duyệt của mình bất cứ lúc nào họ muốn. Hiện nay, plugin cung cấp trên Chrome Web Store có thể dùng chung cho ứng dụng Chrome và Cốc Cốc.
Hướng dẫn gỡ cài đặt tiện ích trên trình duyệt (Plugin trình duyệt)
Các tiện ích sau khi đã được cài đặt sẽ nằm trong một khu vực
riêng giúp bạn quản lý cũng như xóa bỏ khi không muốn sử dụng.
1. Đối với trình duyệt Chrome
Các bạn truy cập vào liên kết bên dưới để tới nhanh trang quản
lý tiện ích:
chrome://extensions
2. Đ::ối với trình duyệt Coccoc
Các bạn truy cập vào liên kết bên dưới để tới nhanh trang quản
lý tiện ích:
coccoc://extensions
Sau đó bạn có thể chọn vào nút xóa sau đó xác nhận để có thể gỡ tiện ích không sử dụng nữa. Còn nếu bạn không thấy nút xóa thì chắc hẳn đấy là tiện ích được nhà phát triển cài đặt và nó không thể xóa.
Lời kết
Qua đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin hết sức
thú vị về khái niệm Plugin là gì và những lợi ích mà nó đem lại trong WordPess.
Đối với những người mới bắt đầu làm quen với WordPress thì chắc hẳn những kiến
thức cơ bản về Plugin là vô cùng cần thiết để có thể xây dựng được website chất
lượng sau này. Mong rằng, sau khi các bạn đã hiểu được Plugin là gì các bạn có
thể tự mình cài đặt để bổ sung sức mạnh cho website của mình. Chúc các bạn
thành công.
Tag:
Thiết kế Website chuyên nghiệp; Thiết kế Website chuẩn SEO; Công ty thiết kế Website
Bình luận bài viết