Web3A - Đỉnh Cao WEB Chuẩn SEO
Thuật Ngữ Website Cơ Bản Từ A Đến Z Cho Người Mới Bắt Đầu

Thuật Ngữ Website Cơ Bản Từ A Đến Z Cho Người Mới Bắt Đầu

22/06/2021

Website đã trở nên rất phổ biến, hầu như trong lĩnh vực nào, ngành nghề nào cũng có website riêng biệt. Có thể kế đến những mẫu website phổ biến như website bán hàng, website giới thiệu, website tin tức, website bất động sản… Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu những kiến thức cơ bản về Website, ví dụ như hosting là gì?, domain là gì, source code là gì? Bài viết dưới đây AI Marketing sẽ chia sẻ với bạn những thuật ngữ Website cơ bản dành cho người mới bắt đầu.

Domain (Tên miền) là gì?

Tên miền là tên của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò là một địa chỉ tĩnh, cố định. Nó giống như là địa chỉ nhà hay mã zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường cho hàng hóa lưu thông, một trình duyện cũng cần một tên miền để dẫn đường tới nơi chứa website của bạn (web server).

tên miền

Để trao đổi với nhau một cách dễ dàng, các thiết bị trong mạng kết nối Internet được đặt tên theo quy ước ngôn ngữ của chúng. Hiện nay, quy ước này được đặt tên có dạng một dãy số gồm 4 phần, mỗi phần gồm 3 chữ số từ 0 đến 9 và được cách nhau bởi dấu chấm (.). Ví dụ, tên website trên hệ thống máy tính được ghi nhận là một địa chỉ ip có dạng 103.63.213.148. Không chỉ là cách đặt tên, mà cách các máy tính truyền tin, giao tiếp với nhau cũng dùng thứ ngôn ngữ thập phân này.

Nhưng có hàng triệu website trên thế giớ này, và nếu truy cập website theo địa chỉ ip thì rất khó nhớ, nên người ta đã chuyển ip đó thành domain (tên miền) thông qua DNS, đó là lý do tên miền ra đời.

Cấu tạo của tên miền

Chi tiết hơn, một tên miền sẽ được tạo thành bởi hai phần chính, phần đầu là tên thương hiệu, phần sau tên loại miền. Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn: Web3a.vn

Thành phần sau dấu chấm cuối cùng của tên miền được gọi là tên miền cao cấp nhất (Top Level Domain Name). Trên thị trường cung cấp Domain trên thế giới dùng chung các tên miền cao cấp sau:

• .com (thương mại)

• .net (mạng lưới)

•.org (các tổ chức)

• .info (thông tin)

•.edu (giáo dục)

•.mobi (điện thoại di động)

tên miền website

Ngoài ra, nếu bạn muốn có một tên miền độc đáo mang dấu ấn riêng của mình, bạn có thể mua những tên miền cấp cao riêng như mona.media chẳng hạn.

Đối với những doanh nghiệp, công ty, cá nhân chuyên kinh doanh online thì việc lựa chọn tên miền rất quan trọng, vì nó có tác động nhất định đến hoạt động marketing online, nhất là đối với việc seo website.

Khâu chọn lựa tên miền rất quan trọng, có ba dạng tên miền thường gặp, thứ nhất là tên miền thương hiệu, ví dụ Zila.vn, vnexpress.net… tên miền chỉ gắn liền với thương hiệu, tên gọi của công ty, doanh nghiệp. Thứ hai là tên miền nữa thương hiệu nữa ngành nghề, ví dụ freelancervietnam.com. Thứ ba là tên miền chỉ mô tả chuyên ngành, dịch vụ, ví dụ thietkenoithat.vn, … Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong domain là gì, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu hosting là gì?

Hosting là gì?

Nhiều người trong số chúng ta đã từng thắc mắc hosting là gì? Hiểu một cách đơn giản thì website là ngôi nhà, domain là địa chỉ nhà, còn hosting chính là phần đất dựng nhà. Khác với domain thì bạn có thể mua, còn riêng hosting thì thường chỉ có dịch vụ cho thuê hosting.

Website

Hosting là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ trực tuyến. Chính xác hơn nó là một phần không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web, truyền file, mail. Trong không gian đó, bạn có thể lưu trữ nội dung của website hoặc một loại dữ liệu nào đó.

Khi thuê Hosting, bạn có thể tùy chọn dung lượng lưu trữ tùy thích. Để đảm bảo dịch vụ Hosting mà bạn thuê có chất lượng nhất bạn cần phải biết khả năng lưu trữ của máy chủ, bên cạnh đó là các dịch vụ hỗ trợ kèm theo từ các đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê Hosting trong và ngoài nước.

Các loại Hosting

Hiện nay, có 4 hình thức cho thuê Hosting, mỗi hình thức như vậy sẽ phù hợp với 4 đối tượng cũng như các mục đích sử dụng khác nhau.

• Share Hosting: là gói hosting chia sẻ, có chi phí thuê rẻ nhất trong số các dịch vụ cho thuê hosting. Thông thường những website có lượng truy cập thấp, không cần sử dụng nhiều tài nguyên thì sẽ thuê share hosting.

• Collocated Hosting (thuê chỗ đặt máy chủ): đây là gói hosting dành cho những công ty, doanh nghiệp, website của họ có tổng sổ lượng truy cập cao mỗi ngày. Đây là dạng hosting mà khách hàng có quyền tự cài đặt và cấu hình máy chủ.

Dedicated Server (máy chủ dành riêng): hosting dạng này giống gói Collocated Hosting, khách hàng hoàn toàn có quyền điều khiển máy chủ của mình, đây là loại hositng có giá đắt nhất trong tổng sổ các loại hosting thường dùng.

website

• Virtual Private Server (VPS): hay còn gọi là máy chủ ảo riêng, nhà cung cấp sẽ chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau, trên mỗi máy chủ ảo sẽ được cài một hệ điều hành riêng biệt như làm một máy chủ thật. Hiện nay số lượng website sử dụng vps tăng khá cao, nhất là những website lớn, có số lượng truy cập khủng.

Các khái niệm về hosting bạn nên biết

Dung lượng web là gì?

Bạn có thể hiểu nó như “độ nặng” của website theo kiểu mọi người vẫn hỏi file ảnh này nặng mấy gigabyte vậy. Như bạn biết, trên website có rất nhiều thành phần cấu thành gồm Source Code (mã nguồn), cơ sở dữ liệu, văn bản, hình ảnh, video và một số yếu tố đa phương tiện khác. Mỗi thành phần như vậy được đo bằng đơn vị “byte” . Cộng tổng số byte trên một website ta có được dung lượng của website đó.

Như vậy, dung lượng là lượng “byte” mà bạn được phép lưu trữ trên ổ cứng máy chủ. Bạn không được quyền sử dụng vượt quá con số đã đăng ký thuê. Nó cũng tương tự như khi bạn thuê mặt bằng cho văn phòng vậy. Mặc dù chật hẹp bạn cũng không thể mời khách sang gian bên cạnh được. Khi bạn thuê hosting cần phải quan tâm đến con số này. Bạn cần biết website của bạn có thể “nặng bao nhiêu” để chọn gói thuê cho phù hợp.

Băng thông là gì?

Băng thông (Bandwidth) là từ chỉ dung lượng thông tin tối đa mà một website được phép lưu chuyển qua lại mỗi tháng. Những người truy cập vào mỗi trang web sẽ tốn của website một khoảng dung lượng nhất định. Giả sử đó là 1000kb. Mỗi người trung bình truy cập 5 trang, tức là tốn tổng cộng 5000kb. Giả sử mỗi tháng có khoảng 2000 người truy cập thì website cần có băng thông là 10GB/tháng. Nếu lượt truy cập vượt quá 2000 người thì website sẽ bị báo lỗi 509 Bandwidth limit Exceeded.

FTP là gì?

Nghĩa là giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet (File Transfer Protocol). Khi máy chủ thuê Hosting của bạn có hỗ trợ FTP đồng nghĩa với việc bạn có thể dễ dàng cập nhật website hoặc tải lên các tệp tin của mình.

Email Hosting là gì?

Được định nghĩa là dịch vụ thư điện tử được cung cấp bởi một hệ thống máy chủ chuyên biệt và do đó có tính bảo mật cao hơn. So với Gmail, Yahoo mail thì Email Hosting có nhiều ưu điểm hơn nhiều. Bạn sẽ được sở hữu địa chỉ email với tên miền riêng. Bên cạnh đó bạn vẫn có thể đổng bộ email với website để tối ưu hiệu quả quản lý. Để được sử dụng dịch vụ Email Hosting bạn chỉ cần có một tên miền riêng và liên hệ với dịch vụ Email Hosting có uy tín. Các dịch vụ được gợi ý như: Microsoft, G Suite, Zoho Workplace, Rackspace Email, Fastmail, Kerio Cloud.

Source Code là gì?

Theo định nghĩa từ trang searchmicroservices.teachtarget.com thì Source Code hay mã nguồn là thành phần cơ bản của một chương trình máy tính được tạo ra bởi các lập trình viên bằng các sử dụng một loại ngôn ngữ lập trình nhất định.

Một lập trình viên có thể viết một dòng lệnh bằng ngôn ngữ C lên phần mềm Microsoft Notepad, lưu đoạn dòng lệnh đó vào một cái tệp tin văn bản. Và tệp văn bản đó được cho là có chứa mã nguồn. Cụ thể hơn, mã nguồn là tập hợp các dòng lệnh để đáp ứng một thao tác nào đó (như bấm nút Enter hay click vào biểu tượng nào đó chẳng hạn). Khi người dùng kích hoạt thao tác đó thì dòng lệnh sẽ được thực thi và trả về kết quả như đã lập trình.

Lưu ý, thuật ngữ mã nguồn không áp dụng với ngôn ngữ lập trình Script như JavaScript vì nó chỉ có một dạng mã nhất định.

Có hai dạng mã nguồn dựa trên giấy phép là mã nguồn độc quyền và mã nguồn mở. Phần mềm mà các bạn đang sử dụng hằng ngày như Microsoft Office có mã nguồn độc quyền bởi Microsoft. Các công ty chọn thiết kế website WordPress là chọn nền tảng mã nguồn mở cho website. Khi người dùng cài đặt mã nguồn mở, họ có quyền chỉnh sửa nó để phục vụ cho mục đích sử dụng của riêng mình.

Source Code để làm gì?

Bạn truy cập website và biết rằng trên website bạn có thể thực hiện rất nhiều thao tác tương ứng với rất nhiều câu lệnh khác nhau. Đơn giản như rê chuột, kéo chuột, nhấp chuột, nhấp đúp, tương tác vào rất nhiều yếu tố khác nhau trên website để có được kết quả như mong muốn. Để đạt được những điều đó là do hiệu năng từ Source code. Một website càng độc đáo càng đòi hỏi lập trình viên càng có trình độ cao và sáng tạo. Một website có đạt chuẩn thiết kế UX/UI hay không cũng phụ thuộc vào chất lượng của Source Code.

Website Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Website?

Bình luận bài viết