Một công việc bán hàng không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập mà bạn sẽ thu được những kỹ năng vô giá có thể áp dụng cả trong cuộc sống của bạn. Một trong những điều cần thiết giúp ích cho việc bán hàng thành công đó là kĩ năng giao tiếp tự tin, xây dựng mối quan hệ.
Ngày nay, những khóa học về kinh doanh bán hàng xuất hiện khắp các phương tiện truyền thông với số lượng học viên có nhu cầu được đào tạo về kinh doanh ngày một đông đảo. Thậm chí, nhiều doanh nhân cho rằng: “Nếu bạn biết cách bán hàng, bạn có thể làm bất cứ điều gì”. Không có gì ngạc nhiên khi thành quả đánh giá công việc của nhiều người là doanh số bán hàng. Vậy, làm thế nào để bán hàng thành công ngay lần đầu điên?
Khi bạn bắt đầu với một vị trí nhân viên bán hàng dù bán hàng trực tiếp hay telesales bạn cũng cần nắm chắc những bí kíp dưới đây để bán hàng thành công.
Nghiên cứu kĩ về sản phẩm và công ty
Khách hàng nhiều khi dễ dàng nhận ra bạn là một nhân viên mới; vì vậy, bạn phải làm quen với tất cả mọi thứ thuộc về công ty trước khi gọi điện thoại tư vấn. Tìm hiểu cách làm hóa đơn cho khách hàng, cách giao hàng và thực hiện, cách giải quyết vấn đề khi ai đó phàn nàn về sản phẩm của bạn.
Nắm chắc thông tin và kỹ năng bán hàng giúp bạn dễ dàng trả lời tất cả các câu hỏi của khách hàng mà không cần đến sự trợ giúp của quản lý. Điều quan trọng, bạn phải tự tin thể hiện thông tin khi tư vấn.
Học kinh nghiệm từ chuyên gia
Điều đầu tiên bạn nên làm sau khi nghiên cứu về sản phẩm và công ty là tìm một người cố vấn về đội ngũ bán hàng – người mà bạn có thể “dựa dẫm” và học hỏi. Bạn có thể hỏi người quản lý bán hàng, trưởng nhóm bán hàng của phòng bán hàng của bạn. Một khi bạn tìm thấy một người cố vấn, hỏi họ về những gì họ tích lũy được trong những năm tháng kinh doanh, làm thế nào để đối phó với khách hàng khó tính và những chiến thuật bán hàng tốt nhất.
Tự đóng vai khách hàng – Bán cho chính mình
Trước khi bán sản phẩm cho người khác, bạn phải bán cho chính mình đầu tiên. Nếu không tin tưởng vào sản phẩm của mình, bạn sẽ không có đủ đam mê và nhiệt huyết để bán cho khách hàng. Tìm hiểu kĩ càng xem các sản phẩm có lợi ích gì, cách sử dụng ra sao, mặt tích cực và tiêu cực như thế nào.
Nếu bạn là một nhà phân phối thực phẩm, lấy mẫu các sản phẩm, xem xét mùi vị và thông tin dinh dưỡng. Rất nhiều khách hàng có thể cảm nhận được sự quan tâm khi bạn bán mặt hàng đó có hay không, họ cũng sẵn sàng từ chối sản phẩm của bạn, khi đến người bán cũng không tin tưởng vào sản phẩm của mình.
Không bỏ cuộc
Bất kỳ công việc gì, sự khởi đầu không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đôi khi, rất có thể công ty sẽ dành cho bạn những khách hàng khó nhằn nhất, hoặc yêu cầu bạn tự tìm kiếm khách hàng. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự từ chối và mất dần phong độ khi đang cố gắng bắt đầu một sự nghiệp mới.
Hãy nhớ rằng, ngay cả những người bán hàng đã vật lộn trong nghề hàng thập kỷ đôi khi vẫn bị khách hàng từ chối, do đó, đừng để thất bại níu chân bạn. Từ chối là một phần của kinh doanh và một nhân viên bán hàng tiềm năng sẽ dễ dàng “phục hồi” trở lại một cách nhanh chóng.
Bình luận bài viết