81
Vào những giai đoạn khó khăn như hiện tại là dịch Covid-19, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với vô vàn thách thức lớn. Dù vậy, ngay cả khi khủng hoảng đại dịch Covid-19 có đang hoành hành, các doanh nghiệp vẫn cần phải xem xét các kế hoạch chiến lược và tiếp tục đầu tư vào thương hiệu của mình. Làm thế nào để tăng được thị phần trong giai đoạn đầy thách thức này?
Doanh thu có thể giảm, tuy nhiên điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải duy trì hoặc tăng trưởng được thị phần. Tiếp tục đầu tư vào quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp thành công sau khi đời sống mọi người trở lại bình thường.
Marketer sẽ có được cơ hội độc nhất để tăng được thị phần thương hiệu khi các đối thủ đã cắt giảm chiến dịch. Việc cắt giảm ngân sách khiến cho việc chi tiêu cho các chiến lược Marketing sụt giảm hơn 40%, dù cho việc tiêu thụ nội dung trên TV tại Mỹ đã tăng 29% trong tháng 3 vừa rồi, cũng như mọi người đã dành thời gian để sử dụng điện thoại nhiều hơn 70%. Để giúp các Marketer thực hiện chiến lược quảng cáo thông minh trong những thời điểm dịch Covid-19 đột phá này và định vị tốt hơn thương hiệu của họ để chiếm thị phần và tiếng nói, hãy cân nhắc 5 yếu tố sau:
1. Đừng cắt giảm toàn bộ chi tiêu quảng cáo
Việc cắt giảm ngân sách quảng cáo để giảm bớt gánh nặng tài chínhmùa dịch Covid-19 đợi chờ đến khi mọi chuyện bình ổn đang là chiến lược được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ không biết rằng, việc làm này sẽ mang lại một hiệu quả tiêu cực vì thương hiệu của họ sẽ bị thụt lùi so với đối thủ. Theo một nghiên cứu về khách hàng bởi Nielsen, trung bình, các thương hiệu sẽ nhận thấy 47% kết quả Marketing sau một năm hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc khi cắt giảm quảng cáo trong một vài tháng tới sẽ có ảnh hưởng rất lớn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, khi các thông điệp bị ngừng quảng bá, chúng sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi các thương hiệu tái khởi động lại các chiến dịch, dẫn đến hậu quả là giảm sút doanh thu trong dài hạn.
2. Tận dụng sự thay đổi trong xu hướng tiêu thụ nội dung
Khi đa số mọi người hiện nay đang thích nghi với cuộc sống cách ly tại nhà,mùa dịch Covid-19 việc tiêu thụ nội dung cũng vì vậy mà thay đổi đáng kể. Chưa bao giờ có nhiều người đột nhiên thay đổi công việc hàng ngày và thói quen cá nhân của họ đến như vậy. Nói chung, mức độ tiêu thụ nội dung tổng thể đã có sự tăng trưởng, từ đó giúp thương hiệu có thêm nhiều cơ hội để tạo ra mối quan hệ bền vững, trung thành và ý nghĩa với người tiêu dùng. Chỉ tính trong khoảng giữa tháng 3, tổng lượng sử dụng TV tại Mỹ đã tăng 18% so với đầu tháng 3. Cũng trong khoảng thời gian đó, tần suất sử dụng các ứng dụng mỗi ngày cũng đã tăng lên đáng kể khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng khắp nước Mỹ so với 2 tháng đầu năm. Với những sự thay đổi này, các thương hiệu có thêm cơ hội để đánh giá lại các kênh truyền thông truyền thống, nhận định sự thay đổi trong xu hướng tiêu thụ nội dung trong những thị trường cụ thể và thay đổi để phù hợp.
3. Nắm bắt giá trị quảng cáo
Do ảnh hưởng bùng phát của đại dịch Covid-19 lên ngành quảng cáo, mức CPM đã giảm đi đáng kể ở nhiều lĩnh vực, từ đó giúp doanh nghiệp giảm được chi phí để tiếp cận với những khách hàng mới. Nếu doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào quảng cáo khi mức CPM đang thấp, nó sẽ giúp mang lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài khi tiếp cận những thị trường mới.
4. Cân nhắc việc thay đổi chiến lược và thông điệp
Có một số ít doanh nghiệp với nguồn lực tài chính mạnh, họ vẫn duy trì được các quảng cáo và hoạt động Marketing trong dịch Covid-19 này. Dù vậy, Covid-19 đã gây ảnh hưởng lên nội dung quảng cáo khi các thương hiệu phải thay đổi thông điệp và chiến lược quảng cáo của mình. Theo thống kê từ 16 tháng 3 đến 23 tháng 3, số lượng quảng cáo có đề cập đến dịch bệnh Covid-19 đã tăng lên gấp đôi. Với các thương hiệu, việc được nhìn nhận như một nguồn đáng tin cậy trong giai đoạn này là vô cùng thiết yếu, đồng thời các thương hiệu phải làm nổi bật được cách mà họ đang hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn này. Các thông điệp thương hiệu giờ đây sẽ tập trung vào một số chủ đề chính như: Cứu trợ từ thiện, hỗ trợ các nhân viên tuyến đầu, củng cố thông điệp y tế cộng đồng, quảng bá một phát kiến mới kỹ thuật số mới.
Tìm ra những cách mớimẻ để truyền tải thông điệp thương hiệu sẽ giúp thương hiệu đó duy trì được sự nhận thức của khách hàng, cũng như thu hẹp được khoảng cách trong giai đoạn khó khăn này, đồng thời giúp thu hút được thêm khách hàng mới.
5. Quan trọng hơn cả, tận dụng phân tích dữ liệu
Trong thời điểm hiện tại, sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu là vô cùng quan trọng, nó giúp doanh nghiệp đảm bảo được việc sử dụng nguồn tin một cách hiệu quả. Theo tiêu chuẩn mô hình hiệu quả dài hạn của Nielsen, việc sở hữu dữ liệu, phương pháp, insight và cách thực thi phù hợp có thể giúp tạo ra lợi nhuận cao gấp 7 lần so với chi phí bỏ ra cho công cụ phân tích. Ngày nay, một chương trình phân tích chuẩn sẽ cần thích ứng và chịu trách nhiệm đồng thời cho các yếu tố Marketing lẫn phi Marketing. Hiểu được những yếu tố ảnh hưởng tới thương hiệu của bạn ở cấp địa phương đến quốc gia, cũng như tiên đoán được các vấn đề tiềm ẩn liên quan tới chuỗi cung ứng, kho hàng tồn và sự tự tin của người tiêu dùng là điều thiết yếu.
Ngoài ra, tính linh hoạt cũng là một yếu tố quan trọng khác. Trong lúc cân nhắc về những ảnh hưởng dài hạn của các hoạt động Marketing, doanh nghiệp đồng thời cũng cần các dữ liệu để đưa ra những bước đi ngắn hạn, và đánh giá hàng ngày khi môi trường xã hội liên tục thay đổi. Để có thể tối đa hóa các quyết định đưa ra, cân nhắc việc sử dụng Insight phù hợp.
Tạm kết
Tìm ra một lối đi trong giai đoạn khó khăn này đồng nghĩa rằng doanh nghiệp phải lên kế hoạch cho sự tăng trưởng trong tương lai, kể cả khi môi trường có thay đổi hoàn toàn.
Có thể nói rằng, nếu Marketer vẫn giữ vững được những kế hoạch Marketing của họ trong dịch Covid-19, cũng như cam kết vượt qua cơn bão này sẽ duy trì được độ nhận diện thương hiệu cũng như thị phần, đảm bảo được vị trí của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng trong dài hạn.
Bình luận bài viết